-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BẢNG GIÁ ĐIỆN MẶT TRỜI, GIÁ CẬP NHẬT 11/2024 (WORLD ENERGY)
16/11/2024
Theo các nghiên cứu, đánh giá, các nguồn năng lượng tái tạo có nguồn tài nguyên lớn và tiềm năng phát triển ở Việt Nam là thủy điện, năng lượng gió, điện năng lượng mặt trời, địa nhiệt và các nguồn năng lượng này có thể dễ dàng khai thác ở những quy mô nhà máy nhỏ có thể giúp thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo cho điện khí hoá nông thôn. Theo đánh giá tổng tiềm năng kỹ thuật thủy điện vào khoảng 120 tỉ kWh, với công suất tương ứng khoảng 25.000-30.000 MW; năng lượng sinh khối (chất thải nông nghiệp, chăn nuôi…) có tiềm năng khoảng 58 triệu TOE; năng lượng gió có thể phát triển khoảng 20.000-40.000 MW; năng lượng mặt trời ở hầu hết lãnh thổ có thời gian trên 2.000 giờ nắng mỗi năm, đạt 1.200 MCal/m2.
Với mục tiêu xây dựng chiến lược về phát triển năng lượng tái tạo nhằm khẳng định chủ trương, tạo chính sách phát triển năng lượng tái tạo, thúc đẩy bảo tồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu biến đổi khí hậu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững hơn. Việc phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch là xu hướng rõ rệt trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, nhận thấy được tiềm năng và tầm quan trọng của phát triển nguồn năng lượng tái tạo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những cơ chế, chính sách phục vụ cho việc phát triển thị trường cho từng nguồn năng lượng tái tạo.
Ngày 29 tháng 6 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triền các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo đó ngoài các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, hạ tầng đất đai thì các dự án điện gió nối lưới cũng được bên mua điện với giá 1.614 đồng/kWh (tương đương 7,8 Uscent/kWh). Hiện nay trên cả nước, hiện có ba dự án điện gió đang vận hành phát điện với tổng công suất 54 MW gồm dự án điện gió Bình Thạnh, dự án điện gió Phú Quý cùng tại Bình Thuận và dự án điện gió Bạc Liêu. Theo dự kiến đến Quý 2 năm 2016 Dự án điện gió Bạc Liêu sẽ đưa giai đoạn 2 vào vận hành nâng tổng công suất nên 99MW với tổng cộng 64 tubin gió và dự kiến sẽ sản xuất ra khoảng 320 triệu kWh/năm. Hiện nay có hơn 45 dự án khác đã được nhà đầu tư đăng ký với tổng công suất 4.822 MW nhưng vẫn chưa triển khai. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì giá bán điện trên vẫn chưa đủ thu hút thêm các nhà đầu tư xây dựng các dự án phát điện bằng năng lương điện gió vì vậy các cơ quan liên quan đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh giá bán điện.
Các tubin gió trên biển thuộc Nhà máy điện gió Bạc Liêu.
Đối với các dự án phát điện từ các nguồn năng lượng sinh khối đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2014. Theo đó ngoài các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, hạ tầng đất đai thì các dự án điện sinh khối nối lưới cũng được bên mua điện với giá 1.220 đồng/kWh (tương đương 5,8 Uscent/kWh). Hiện nay đang có nhiều dự án xin chủ trương xây dựng từ nguồn năng lượng sinh khối cụ thể ngày 04 tháng 10 năm 2015 đã khởi công Dự án Nhà máy điện sinh khối mía đường Tuyên Quang, có công suất lắp đặt là 25 MW với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng; Với dự án Nhà máy điện sinh khối KCP Phú Yên tổng công suất 60 MW đã được Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý bổ sung vào Quy hoạch điện VII, cụ thể giai đoạn 1 công suất 30 MW, vận hành trong giai đoạn 2016-2017; giai đoạn 2 công suất 30 MW, vận hành trong giai đoạn 2017-2018.
Ngoài ra với các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2014. Theo đó ngoài các cơ chế về vốn đầu tư, thuế, hạ tầng đất đai thì các dự án phát điện đốt chất thải rắn trực tiếp nối lưới được bên mua điện với giá 2.114 đồng/kWh (tương đương 10,05 Uscent/kWh), còn đối với các dự án phát điện đốt khí thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải rắn với giá 1.532 đồng/kWh (tương đương 7,28 Uscent/kWh). Tuy nhiên đây là trong lĩnh vực đầu tư mới nên vẫn chưa thật sự thu hút được các nhà đầu tư.
Đối với các dự án phát điện từ năng lượng mặt trời hiện nay Bộ Công Thương có bản dự thảo về cơ chế hỗ trợ và hiện đang lấy ý kiến của các cơ quan, ban, ngành và các chuyên gia về cơ chế hỗ trợ giá bán điện mặt trời. Theo dự thảo giá mua điện tại điểm giao nhận điện áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% và quy mô công suất không quá 100 MW là 2.352 đồng (tương đương 11,2 cents). Ngày 29 tháng 8 năm 2015, Dự án điện măt trời lớn nhất Việt Nam đã được khởi công tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi có công suất thiết kế 19,2 MW với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 826 tỷ đồng, dự kiến dự án sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì giá bán điện năng lượng mặt trời còn tương đối thấp nên khó có khả năng thu hút được các nhà đầu tư xây dưng dự án.
Những tấm pin năng lượng mặt trời tại Đại siêu thị BigC Dĩ An và Trung tâm Thương mại Green Square (tỉnh Bình Dương).
Đối với những dự án điện mặt trời lắp trên mái nhà có lắp đặt hệ thống công tơ hai chiều thì sản lượng điện phát và tiêu thụ trong chu kỳ xác nhận đo đếm công tơ giữa hai bên được xác định trên nguyên tắc bù trừ năng lượng giữa lượng điện phát và tiêu thụ như sau: Khi lượng điện phát nhiều hơn tiêu thụ thì lượng điện dư sẽ được đơn vị mua điện tại điểm giao nhận là 3.150 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 15 UScents/kWh) còn khi lượng điện phát ra nhỏ hơn lượng điện tiêu thụ thì giá điện nhận từ lưới về phải trả theo giá điện bậc thang sinh hoạt mà đơn vị bán điện thực hiện. Hiện nay một số nơi đã lắp hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà như: Hệ thống pin mặt trời hòa vào mạng điện chung của Trung tâm Hội nghị Quốc gia với công suất 154 kWp, trạm pin mặt trời nối lưới lắp đặt trên mái nhà làm việc Bộ Công Thương 12 kWp, trên nóc nhà siêu thị Big C và Trung tâm Thương mại Green Square tại Bình Dương với công suất 212 kWp , hai cột đèn năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió đầu tiên được lắp đặt tại Ban quản lý dự án công nghệ cao Hòa Lạc…
Văn Hiếu
Số lượng:
Tổng tiền: